BÀI TUYÊN TRUYỀN
PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
I. NGUYÊN NHÂN
Do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm virus sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Thủ phạm truyền virus gây bệnh sốt xuất huyết cho người là 2 loại muỗi vằn có tên khoa học là Aedes Aegypti và Aedes Albopictus, trong đó quan trọng nhất là Aedes Aegypti.
II. BIỂU HIỆN CỦA BỆNH
Thể bệnh nhẹ: sốt cao đột ngột 39-40C kéo dài trong 2 - 7 ngày, khó hạ sốt, đau đầu dữ dội vùng trán, đau sau nhãn cầu, có thể có dấu hiệu phát ban, không kèm theo ho, sổ mũi. Thể bệnh nặng hơn bao gồm các dấu hiệu trên, kèm theo: dấu hiệu xuất huyết: chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm chỗ tiêm, nôn ra máu, đi ngoài phân đen, đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, vật vã, hốt hoảng.
III. CHĂM SÓC BAN ĐẦU
Đưa người ốm đi khám bệnh ngay. Trường hợp nhẹ có thể chăm sóc tại nhà: nghỉ ngơi tại nhà, cho uống nhiều nước, uống dung dịch oresol, nước trái cây càng tốt. Cho ăn nhẹ: cháo, súp, sữa. Hạ sốt với Paracetamol, lau mát khi sốt cao. Không dùng Aspirin để hạ sốt. Theo dõi nếu có bất kỳ dấu hiệu xuất huyết nào hoặc diễn biến nặng hơn (li bì, bứt rứt, vật vã, chân tay lạnh, đau bụng, nôn nhiều) cần đưa đến bệnh viện ngay.
VI. CÁCH PHÒNG BỆNH
Phòng bệnh sốt xuất huyết cần diệt muỗi và bọ gậy (loăng quăng). Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt bọ gậy/loăng quăng. Thả cá bảy màu vào tất cả các vật chứa nước trong nhà (bể, bi, giếng, chum vại, lu khạp) để diệt bọ gậy (loăng quăng).
Thu gom, hủy đồ phế thải ở xung quanh nhà như chai lọ vỡ, ống bơ, vỏ dừa, Lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến. Thay nước, thau cọ chum vại (lu khạp) hàng tuần. Bỏ muối vào bát kê chân chạn (bẫy kiến), cho cát ẩm vào lọ hoa. Phòng chống muỗi đốt.Mọi người đều có thể tự bảo vệ mình tránh bị muỗi đốt bằng cách: mặc áo quần dài tay, ngủ trong màn ban ngày, dùng hương muỗi, bình xịt diệt muỗi. Cho bnhân nằm màn, tránh muỗi đốt. Dùng rèm che, mành tẩm hóa chất diệt muỗi che cửa đểhạn chế và diệt muỗi.