Khi con mút tay, cắn móng tay thì nên làm gì?
![Nhấn vào ảnh để phóng to 🔸️](https://static.xx.fbcdn.net/images/emoji.php/v9/t72/1/16/1f538.png?w=1130)
Hãy chấp nhận nó như một biểu hiện của tâm sinh lý ở trẻ. Có thể nó là biểu hiện của việc trẻ đang bất an, lo lắng, căng thẳng trong lòng.
![Nhấn vào ảnh để phóng to 🔸️](https://static.xx.fbcdn.net/images/emoji.php/v9/t72/1/16/1f538.png?w=1130)
Đừng nhắc liên tục khi con mút tay hăy căn móng tay: Việc nói dừng lại, quát mắng, nhắc nhở liên tục như vậy sẽ chỉ khiến trẻ thêm áp lực và căng thẳng, trẻ lại càng mút tay hay cắn móng tay nhiều hơn.
![Nhấn vào ảnh để phóng to 🔸️](https://static.xx.fbcdn.net/images/emoji.php/v9/t72/1/16/1f538.png?w=1130)
Nếu được khi thấy trẻ làm như vậy chỉ nhẹ nhàng nhắc nhở: ra kí hiệu cho trẻ thấy tay mình đang để ở miệng, hãy bỏ xuống nhé. Hoặc đặt câu hỏi nhắc con “Con ơi mình có nên mút tay không”.
![Nhấn vào ảnh để phóng to 🔸️](https://static.xx.fbcdn.net/images/emoji.php/v9/t72/1/16/1f538.png?w=1130)
Khi thấy con làm vậy hãy tạo những công việc khiến trẻ bận rộn để không mút tay hay cắn móng tay nữa: Con ơi ra đây cầm giúp mẹ cái này, con phụ ba dọn đồ chơi nhé,….Khi đôi tay trẻ bận rộn trẻ sẽ quên đi việc mút tay. Vì thế cũng hạn chế việc để trẻ ngồi lâu xem tivi (vì nó là cơ hội để trẻ vô thức đưa hành động mút tay, cắn móng tay lên miệng).
![Nhấn vào ảnh để phóng to 💁♂️](https://static.xx.fbcdn.net/images/emoji.php/v9/tb5/1/16/1f481_200d_2642.png?w=1130)
Hãy tạo ra những hoạt động để tăng cường cảm xúc tích cực, giúp trẻ đẩy lùi đi bất an, lo lắng, buồn bực.
![Nhấn vào ảnh để phóng to 🔸️](https://static.xx.fbcdn.net/images/emoji.php/v9/t72/1/16/1f538.png?w=1130)
Chúng ta hãy hiểu rằng cảm xúc của trẻ phải luôn được làm mới thông qua những trò vận động cơ thể, nhằm giải phóng năng lượng cũ để chào đón những năng lượng tươi mới vào. Thế nên nếu trẻ ngồi một chỗ mãi thì cảm xúc của trẻ cứ như một ao tù đọng những cảm xúc tiêu cực, ngao ngán. Bố mẹ hãy cho con được làm việc nhà nhiều hơn, tổ chức trò chơi vận động nhẹ nhàng dù là trong nhà để con được “refresh” bản thân mình mỗi ngày.
![Nhấn vào ảnh để phóng to 🔸️](https://static.xx.fbcdn.net/images/emoji.php/v9/t72/1/16/1f538.png?w=1130)
Thực ra những tật mím môi, mút tay, cắn móng tay…có thể xuất hiện đột ngột ở trẻ một thời gian, cũng có thể dưới tác động thay đổi tâm sinh lý. Nhưng chỉ cần người lớn đừng gây áp lực, thì một thời gian sau trẻ tự sửa được. Nhưng ngược lại có những người bị tật đó theo cả đời, là vì đa phần bị bố mẹ quát mắng gây áp lực tâm lý, khiến vết thương hằn sâu vào trẻ không sửa được nữa. Thế nên, khi đối diện với những điều gì không mong muốn ở con, bố mẹ hãy bình tĩnh, dùng tư duy tích cực để khen ngợi và khích lệ thì trẻ sẽ có năng lực tự chữa lành. Hãy chào đón nó với tâm thế bình an và bao dung nhất, ba mẹ nhé!
Bài viết : tác giả AKI NGUYỄN